SCUE Magazine Số 3 - Năm 2013 | Page 26

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG hàng đang va vào đó như là một trở lực lớn. Sở dĩ như vậy là bởi không ít nợ xấu ở một số NH lại thuộc về chính các ông chủ NH, hay nói cách khác, chủ nợ và con nợ được “tích hợp” trong một chủ thể. Các ông chủ này có đủ quyền lực để biến nợ xấu ngắn hạn thành nợ xấu trung dài hạn. Do đó cần xây dựng quy định về việc các khoản cho vay để góp vốn, mua cổ phần tại các tổ chức tín dụng phải loại bỏ khỏi vốn lõi khi xác định tỷ lệ an toàn tối thiểu, nhằm hạn chế tình trạng sở hữu, đầu tư chéo. Tiếp đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sở hữu chéo, đầu tư chéo để phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật. - 23 - trong công cuộc tái cấu trúc này. Và để có thể tiến hành quá trình này một cách hiệu quả hơn thì việc giải quyết các vấn đề tồn đọng về nợ xấu và tách bạch trong quản lý là yếu tố sống còn. Đỗ Hương Giang Phi Trần Hoàng Duy Trước đây, hệ thống NH của Hàn Quốc cũng có tình trạng sở hữu chéo như ở Việt Nam, các ông chủ NH lập các công ty sân sau để rót vốn, khiến hệ thống NH nước này gần như tê liệt vì nợ xấu. Vì vậy, khi tái cấu trúc NH, Hàn Quốc đã cấm triệt để việc sở hữu chéo trong lĩnh vực NH, cấm các ông chủ NH được làm chủ các công ty con khác. KẾT LUẬN Tái cấu trúc NH là một quá trình phức tạp nhạy cảm với những ảnh hưởng to lớn của nó lên hệ thống NH và các tổ chức tín dụng. Và đặc biệt sẽ có với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh của một nước đang chuyển đổi như Việt Nam. Mặc dù đã có những chuẩn bị chủ động trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NH nhưng sự thiếu linh hoạt cũng như kém mình bạch đang là cản trở không nhỏ CLB CHỨNG KHOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM - SCUE