SCUE Magazine Số 3 - Năm 2013 | Page 25

- 22 - TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG thì đối tượng chủ chốt và ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống NHTM và TCTD đó chính là NHNN, chứ không phải tái cơ cấu hệ thống NHTM. NHỮNG YẾU TỐ CẦN CÓ ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN TÁI CƠ CẤU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Mô hình kinh doanh của ngân hàng thế nào sau khi tái cấu trúc? Các chỉ tiêu về định lượng số lượng, quy mô, loại hình NH chưa được đưa ra trong đề án mặc dù đã vẽ ra viễn cảnh “tươi sáng” trong hệ thống NH. NH sẽ lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động an toàn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh NH sau tái cấu trúc lại chưa được xác định: có hình thành NH đầu tư không? NH phát triển theo hướng đa năng hay chuyên doanh? Khi mà một trong những yếu kém dẫn đến rủi ro trong hệ thống NH hiện nay là các NHTM đã thực hiện cả chức năng của NH đầu tư, tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán, bất động sản tại một số NH khá lớn, dẫn đến rủi ro trong hoạt động đầu tư ảnh hưởng đến rủi ro trong kinh doanh NH, trước khi NHNN có những quy định để điều chỉnh chức năng này. Nguồn lực cho vấn đề tái cơ cấu Trên quan điểm của đề án tái cấu trúc là khuyến khích các NH tự nguyện sáp nhập với các NH lớn hơn nhưng chi phí cho việc sáp nhập chưa được đề cập đến. PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cần xác định rõ lại việc tái cơ cấu thực hiện có quyết tâm không vì nếu định tái cơ cấu thì phải trả lời được câu hỏi về nguồn vốn. Xưa nay các nguồn lực đều dồn vào tăng trưởng, trong khi hiện không thấy nguồn tiền để thực hiện. Vậy đâu là nguồn tiền này xuất phát từ đâu? Theo thông lệ quốc tế, nguồn tài chính cho việc thu dọn/xử lý các NH yếu kém thường được xác định bao gồm: nguồn của các NH khác mua lại, kể cả việc tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài, nguồn từ thanh lý tài sản của các NH là đối tượng phải xử lý, nguồn từ chính chủ các NH phải đáp ứng, nguồn từ phát hành trái phiếu CP qua Bảo hiểm tiền gửi, dùng tiền để Chính phủ quốc hữu hóa các NH yếu kém vực dậy, sau đó bán lại cho tư nhân, thậm chí còn có lãi (FDIC), Chính phủ không tốn chi phí cho việc xử lý các NH. Tuy nhiên, trong trường hợp Chính phủ bỏ tiền ra để hỗ trợ các NH yếu kém, như kinh nghiệm của Hàn Quốc, Chính phủ sẽ đưa ra các quy định để đảm bảo hiệu quả của quá trình tái cấu trúc cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro đạo đức trong quá trình thực hiện. Các NH được yêu cầu phải cắt giảm về qui mô, nhân viên, chi nhánh, cải thiện năng suất và hiệu quả thì mới được hỗ trợ của Chính phủ trong quá trình tái cấu trúc. Nếu thua lỗ và yếu kém trong quản lý thì bị buộc phải giảm vốn và thay thế lãnh đạo. qua, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng VN -VACM được sử dụng như một liều thuốc cho hệ thống NH về vấn đề nợ xấu. Và kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, công ty mua bán nợ Hàn Quốc (KAMCO) đã mua lại đến 32,5 nghìn tỷ các khoản nợ xấu bằng cách thanh toán trực tiếp dưới dạng phát hành các trái phiếu của KAMCO cho các NH. KAMCO sẽ mua lại các khoản nợ xấu bằng 45% giá trị sổ sách nếu có thế chấp, và 3% giá trị sổ sách nếu không có thế chấp. Rõ ràng, để có làm tốt vai trò của mình trên thị trường mua bán nợ, công ty mua bán nợ phải có nguồn tài chính, hoặc được phát hành trái phiếu do Chính Phủ bảo lãnh, và có một cơ chế mua bán nợ rõ ràng, trên cơ sở chất lượng của các khoản nợ xấu. Đến nay ở nước ta, hệ thống NH đã tự xử lý được 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro, VAMC cũng đã mua 32 nghìn tỷ đồng và đến cuối năm sẽ đảm bảo mua 35 nghìn tỷ đồng như mục tiêu đề ra. Giải quyết các vấn đề v