Mê Thú Cưng - Pet Magazine for Vietnam Số ra mắt | Tháng 1 + 2 năm 2014 | JAN / FEB 2014 | Page 22

Mê Thú Cưng > Chăm sóc chó cơ bản 18 23 CHĂM SÓC CHÓ CƠ BẢN Trở thành người nuôi chó và chú cún đầu tiên của bạn! S ở hữu một chú chó sẽ khiến bạn rất hạnh phúc với những trải nghiệm và sự tưởng thưởng quí giá. Được biết đến ở khắp nơi trên thế giới như những người bạn tốt nhất của con người, chó rất trung thành và luôn mong muốn bảo vệ chủ. Chúng cũng rất thích vui đùa, đặc biệt là khi còn nhỏ. Là người chi phối mối quan hệ giữa chủ và chó, bạn có bổn phận chăm sóc và chỉ bảo chúng một cách tốt nhất từ những năm đầu đời. lựa chọn giống chó phù hợp với phong cách sống và gia đình bạn. Hãy tự đặt ra những câu hỏi sau: 1 Bạn cần chịu trách nhiệm về dinh dưỡng, nhân giống, bảo đảm chỗ ở, huấn luyện và quan trọng nhất là trở thành thủ lĩnh của chúng. Đáp lại, chúng sẽ trao bạn tình thân, sự đồng hành và bảo vệ xuyên suốt cuộc đời của chúng. Chó luôn sống với đồng loại theo bầy đàn, đây là đặc tính được truyền lại từ tổ tiên là chó sói xám. Tổ tiên của chúng ở Châu Á là các giống sói phương Đông. Khi chó không còn được sống với nhiều đồng loại trong nhà bạn, thì gia đình bạn trở thành ‘bầy’ của chúng và bạn phại mang trọng trách của thủ lĩnh bầy đàn. Để trở thành người chủ tốt và có trách nhiệm theo chuẩn mực của xã hội tiên tiến, trước tiên bạn cần ý thức rằng việc chăm sóc chó cũng gần giống với chăm sóc một đứa trẻ. Có những chú cún không nơi nương tựa hoặc không tự lực được sẽ cần rất nhiều tình yêu và sự che chở . Những người mới bắt đầu nuôi chó cần học và hiểu rằng sở hữu một chú chó là sự rằng buộc lâu dài (ít nhất là 7 tới 15 năm) trong việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho chó. Giữ cho chó khỏe mạnh cũng sẽ đem lại hạnh phúc cho bản thân người nuôi và phát triển mối quan hệ vững chắc dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Một khi bạn đã quyết tâm với mối ràng buộc đó, hãy xem xét Một chú chó với kích cỡ như thế nào sẽ vừa với ngôi nhà của bạn? Những giống chó lớn đòi hỏi nhiều không gian hơn chó nhỏ. 2 Ai sẽ là người đưa chó đi dạo và dọn vệ sinh hàng ngày cho chó? Nếu năng lượng và không gian của bạn hạn chế, hãy chọn giống chó thích ở nhà và dễ quản lý. 3 Tìm hiểu khẩu phần ăn của chó. Chi phí thức ăn cho giống chó lớn có thể sẽ tốn kém, đặc biệt khi bạn có 2 tới 3 chú chó lớn. 4 5 Bạn muốn giống thuần chủng hay lai? Giá mua chó thuần chủng sẽ cao hơn các giống lai. Tính khí của giống bạn muốn nuôi như thế nào? Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hãy đảm bảo rằng giống chó bạn chọn thân thiện và không sợ trẻ con. 6 Bạn muốn con đực hay cái? Chó cái có thể mang thai và sinh ra những lứa ngoài dự kiến của bạn. Hãy cân nhắc việc triệt sản cho chó cái. Việc thiến chó đực cũng cần được cân nhắc và quyết định trong năm đầu tiên của chúng. 7 Bạn muốn bắt đầu nuôi chó con hay chó đã trưởng thành? Nuôi chó con đòi hỏi rất nhiều thời gian. Trong khi đó, chó lớn tuổi hơn có thể đã hình thành những vấn đề về hành vi. Tuy vậy, bạn có thể nhận nuôi những chú chó ngoan đã trưởng thành từ cách trung tâm cứu trợ. Lời khuyên cho lần đầu chọn chó con: • Trước tiên hãy quan sát cả bầy để xem chú cún tương tác với những con khác trong bầy như thế nào. Một chú cún năng động thích chơi đùa là điều đáng mong đợi nhưng chú chó thích thống trị và hống hách với anh chị nó thì không hề tốt. Có thể nó sẽ độc đoán y như vậy với bạn hoặc thú nuôi khác. • Bạn cần đưa ra nhận định bằng trực giác về sức khoẻ của từng con trong bầy. Chúng nên có dáng vẻ khoẻ khoắn, tròng trịa thay vì béo phì và đương nhiên là không được gày còm. • Hãy chọn chú chó tự tin, ngẩn cao đầu và vẫy đuôi phấn khích tiến tới với bạn và gia đình bạn. Một chút dạn dĩ và vài cái liếm trên tay bạn cũng 20 Số ra mắt | Tháng 1 + 2 năm 2014 | petmagazine.vn không sao. • Hãy chú ý tới mắt, tai, răng lợi và hậu môn của chó. Bạn muốn thấy một đôi mắt sáng, bộ lông óng ả sạch sẽ và không dấu hiệu của tiêu chảy hoặc những tổn thương khác. • Hãy thận trọng khi chọn những cún nhút nhát và sợ sêt. Cún con ở độ tuổi 7-8 tuần thường không để lộ những biểu hi