Mê Thú Cưng - Pet Magazine for Vietnam | Số 5 | Issue Five | Animal Welfare Vietnam | Page 44

Mê Thú Cưng vấn đề tại hội thảo. Năm 2013, cả nước có 10.000 cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã, phần lớn không bảo đảm các nguyên tắc về phúc lợi động vật. Voi nuôi nhốt thường bị xích chân tại chỗ, chỉ bước được vài bước chân. Trại rắn Đồng Tâm nuôi rắn phục vụ khách du lịch đến tham quan, dù có chuồng và thanh chắn nhưng khách vào xem trăn thường với qua thanh chắn đập vào chuồng để gọi trăn, gây sợ hãi và căng thẳng cho chúng. Tiến sĩ Tuấn Bendixen đặc biệt chú trọng về tình trạng gấu hoang dã bị nuôi nhốt để lấy mật. Ông cho biết, trại nuôi gấu tại Hạ Long nhốt gấu trong chuồng rất nhỏ khiến chúng không thể vận động và chịu đau khổ trong chuồng. Còn trại gấu tại Bình Dương nhốt gấu trong những chuồng lớn nhưng gấu cũng chỉ có thể di chuyển trong vài mét vuông, trong khi một chú gấu sống ngoài môi trường tự nhiên kiếm sống trong phạm vi đến 5-7 km vuông. Thức ăn ở trại gấu thường là thức ăn thừa của người, trong khi ở môi trường tự nhiên chúng ăn rau quả. “Bị nuôi nhốt trong lồng rộng chỉ vài mét vuông không thể vận động, gấu dễ sinh chán nản và thường đập đầu vào thanh sắt chuồng”, tiến sĩ Tuấn Bendixen xót xa. Khủng khiếp hơn, cứ vài tuần gấu lại bị gây mê và chọc kim vào người để lấy mật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ gấu. Và có không ít những chú gấu đang phải chịu đựng đau đớn về tinh thần lẫn thể chất để sản xuất ra mật gấu phục vụ cho nhu cầu của con người. 42 Nội dung 40 61 Năm 2005, tổ chức Động vật châu Á và chính phủ Việt Nam đã ký thỏa thuận xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, một bước quan trọng trong việc chấm dứt việc nuôi gấu lấy mật tại Việt Nam. Trung tâm cũng đã tổ chức những chiến dịch truyền thông khuyến khích người dân tìm hiểu về động vật hoang dã phục hồi. Đến nay đã có 112 cá thể gấu được cứu hộ tại trung tâm song vẫn chưa phục hồi bản năng hoàn toàn dù chúng được nuôi thả trong môi trường chuồng trại vườn tự nhiên. công nghiệp nuôi lấy thịt có đời sống rất ngắn khoảng 6-7 tuần tuổi. Chúng lớn nhanh do gien và sống trong môi trường đông đúc. Vì vậy mô hình vườn trại rộng rãi cho gia súc như gà để tạo điều kiện cho chúng được thoải mái đi lại, đào bới tìm kiếm thức ăn, tung tăng chạy nhảy được xem là nhân đạo nhất. Tiến sĩ Tuấn Bendixen đề xuất phải có chính sách, quy chuẩn quốc gia về phúc lợi động vật trong điều kiện nuôi nhốt. Cần cải thiện kết cấu chuồng trại động vật hoang dã, thực hiện chương trình quản lý động vật đáp ứng được nhu cầu của động vật hoang dã trong điều kiện nuôi nhốt, làm đa dạng môi trường sống của chúng, cải thiện việc cung cấp đồ ăn nước uống, cung cấp chăm sóc thú y phù hợp. Đối với bò, khi được 15 tháng tuổi chúng sẽ được thụ tinh nhân tạo, bị cách ly với con ngay sau khi sinh để vắt sữa. Bốn tháng sau chu kỳ mang thai sinh nở lại lập lại. Loài bò cũng bị can thiệp gien để cung cấp sữa cho con người, một vấn đề mang tính nhân đạo. Trong khi đó, tiến sĩ Chetana Mirle, tổ chức HSI, trong bài phát biểu về động vật nông trại trên thế giới, hướng đến phúc lợi dành cho động vật nông trại. Theo bà, gà công nghiệp nuôi nhốt trong các nông trại ở Việt Nam và trên thế giới đang bị kiềm chế cuộc sống tự nhiên đào bới tìm thức ăn, làm ổ, đẻ trứng. Chúng chịu đau khổ cả đời vì sống trong không gian chuồng chật hẹp đông đúc. Có thể cải thiện cuộc sống của gà ở nông trại bằng cách thiết kế chuồng trại rộng rãi thoải mái. Điều này mang tính nhân đạo cao. Gà Số 05 | Tháng Chín & Mười & Mười Một 2014 | petmagazine.vn Heo bị nuôi nhốt trong lồng chật chội cũng có biểu hiện căng thẳng như đập đầu hoặc cắn vào lồng. Giải pháp đưa ra là cần có chuồng trại rộng rãi cho phép heo đi lại thoải mái, gần gũi môi trường thiên nhiên. Nhiều công ty, nhà hàng lớn ở Mỹ và châu Âu đã cam kết về cung cấp nguồn thực phẩm nhân đạo. Ở châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh cũng đã có những hiệu quả nhất định về thực phẩm nhân đạo. Bà Chetana cho rằng, người tiêu dùng nên ủng hộ nhà vườn nhỏ với điều kiện nuôi thả nhân đạo. Bàn về phúc lợi động vật nông trại tại Việt Nam Tiến sĩ Vũ Đình Tôn, đại học Nông Nghiệp Việt Nam, cho rằng, quy mô nuôi thả ở các hộ nông dân ở Việt Nam rất nhỏ, chỉ khoảng vài con gia súc, gia cầm được nuôi ở mỗi hộ nông dân nên vấn đề phúc lợi động vật không lớn ở góc độ quy mô nh