Mê Thú Cưng - Pet Magazine for Vietnam Native Dogs in Vietnam Issue | Page 49

Aquarium Life H ồ C á C ảnh T hiết lập bể cá trong nhà - P hần 2 Bắt tay vào thiết lập bể cá Sau khi lựa chọn thiết bị của bạn, chất nền và trang trí, tìm thấy một vị trí thích hợp, bây giờ bạn có thể bắt đầu thiết lập hồ cá của b ạn: Chất làm nền Rửa chất nền kỹ dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả bụi bẩn. Nếu bạn muốn trồng các loại cây thủy sinh, rải một lớp 2cm phân cho cây thủy sinh trên nền hồ cá trước khi phủ thêm một lớp chất nền. Phủ một lớp 3-5cm sỏi, độ sâu của sỏi cần khoảng 5-7cm để trồng cây thủy sinh. Nếu bạn không trồng cây thủy sinh, chỉ cần phủ nền hồ cá một lớp 1-2cm của chất nền bạn đã chọn. Thiết bị và trang trí Vị trí các bộ lọc, máy sưởi, ánh sáng và (nếu có) máy bơm không khí cần tuân theo các hướng dẫn sử dụng. Rửa kỹ các vật dụng trang trí, sau đó sắp xếp chúng theo thiết kế của riêng bạn. Hãy thử sử dụng vật dụng trang trí để che giấu các thiết bị, và đừng quên cung cấp nơi ẩn náu cho cá. Nước Chuẩn bị nước hồ cá của bạn bằng cách đổ đầy thùng nhựa lớn từ vòi nước, và sau đó làm ấm nước đến 24-25°C. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế hồ cá của bạn. Sau đó, cho dung dịch làm sạch vào nước để trung hòa clo có hại và kim loại nặng. Đặt một cái đĩa trên lớp sỏi, sau đó đổ nước đã pha vào nó. Cách này giúp tránh làm ảnh hưởng đến chất nền khi bạn đổ nước vào bể cá. Chỉ đổ nước một nửa hồ cá trong giai đoạn này. Cây thủy sinh Trước khi trồng những cây thủy sinh vào hồ cá, cắt lại gốc rễ của chúng và loại bỏ bất kỳ nhánh lá nào bị héo úa. Nếu chúng được trồng trong những chiếc chậu nhỏ, tháo bỏ chiếc chậu và lớp bông chứa trong chậu. Sau đó cẩn thận đẩy rễ cây vào chất nền, dùng ngón tay bạn để gạt sỏi sang một bên. Lấp đầy sỏi trở lại, và nhẹ nhàng kéo cây thủy sinh đứng thẳng trên bề mặt chất nền. Bây giờ bạn có thể đổ đầy nước vào hồ cá. Nên đổ đầy nước vào hồ cá để kiểm tra trong vòng 24 tiếng đồng hồ xem có bị rò rỉ không trước khi đặt bể cá vào vị trí cuối cùng. Mặc dù chất lượng của bể nuôi cá hiện đại rất tuyệt vời, nhưng luôn có nguy cơ xảy ra hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Giai đoạn lắp đặt thiết bị Một khi hồ cá đã đầy nước, bạn nên bật tất cả các thiết bị lên để kiểm tra xem chúng hoạt động tốt hay không. Điều quan trọng là cần giữ cho các thiết bị trong hồ cá hoạt động trong ít nhất một vài ngày, để giúp nhiệt độ ổn định, các cây thủy sinh bắt đầu bám rễ, và để cho nước trong bể cũng lắng xuống. Trong suốt thời gian này, bật đèn vào khoảng 10-12 giờ mỗi ngày, để đảm bảo các cây thủy sinh trong hồ cá có thể quang hợp. Thả cá vào hồ mới của bạn Một sai lầm phổ biến của các chủ hồ cá mới là thêm cá vào hồ quá nhanh. Khi vừa mới được lắp đặt, các bộ lọc không chứa bất kỳ các vi khuẩn có lợi mà chuyển đổi amoniac độc hại sang nitrate. Nếu có quá nhiều cá được bổ sung vào hồ cá cùng một lúc, khi đó nồng độ amoniac tăng lên khiến cá yếu đi. Điều này thường được gọi là ‘Hội chứng Bể Cá Mới’, và được đặc trưng bởi nồng độ amoniac và nitrit cao trong hồ thủy sinh. Phương pháp thả cá truyền thống Cách tiếp cận này phụ thuộc vào việc thả cá vào hồ từ từ, để tránh nồng độ cao nguy hiểm trong amoniac hoặc nitrite. 1. Sau khi hồ cá được lắp đặt một tuần, bắt đầu thả cá vào hồ bằng cách chỉ thả một vài con cá nhỏ. 2. Sử dụng một bộ chất lỏng thử nghiệm để kiểm tra mức độ amoniac và nitrite mỗi 2-3 ngày. 3. Nếu nồng độ amoniac hoặc nitrite quá cao theo bộ thử nghiệm này, bạn cần thay một phần nước (sử dụng nước đóng chai được xử lý bằng hóa chất) để giúp pha loãng chúng. 4. Lúc đầu amoniac sẽ tăng lên, tiếp theo là nitrite, và cuối cùng cả hai sẽ trở về zero. Tại thời điểm này, bỏ thêm một vài con cá vào hồ và lặp lại quá trình thử nghiệm nước thường xuyên. 5. Mỗi lần bỏ thêm cá vào hồ, chỉ thêm một số lượng nhỏ những con cá mới, và chỉ thêm cá khi nồng độ amoniac và nitrite là zero. Xem tiếp trang 83... Mê Thú Cưng | Volume 01 2017 | methucung.vn 49